TRẮC NGHIỆM CHÂM CỨU - BS. HOÀNG YẾN
Lưu ý: Đáp án chỉ dùng kham khảo, có thể sai. Vui lòng kiểm tra lại. Xin cám ơn!
Câu 1: trong công thức điều trị hen phế quản, chọn huyệt trung phủ là:
A. Theo nguyên tắc đặc hiệu
B. Theo nguyên tắc ngũ du huyệt
C. Theo nguyên tắc nguyên lạc
D. Theo nguyên tắc du mộ @
Câu 2: cảm giác đắc khí được người bệnh cảm nhận :
A. Căng, nặng, tức, mỏi, tê nhức, buốt tại chỗ
B. Căng, nặng, tức, mỏi, tê tại chỗ
C. Căng, nặng, tức, mỏi, tê tại chỗ, có thể lan xung quanh @
D. Căng, nặng, tức, mỏi, tê nhức tại chỗ
Câu 3: huyệt mệnh môn nằm ở :
A. Giữa đốt sống L1-L2
B. Giữa đốt sống L4-L5
C. Giữa đốt sống L2-L3 @
D. Giữa đốt sống L3-L4
Câu 4: kinh vị không được sử dụng trong điều trị:
A. Liệt chi dưới
B. Liệt mặt
C. Liệt ruột @
D. Liệt chi trên
Câu 5: ba kinh dương ở chân gồm:
A. Đởm, bàng quang, tam tiêu
B. Đởm, bàng quang, vị @
C. Tam tiêu, đại trường, đởm
D. Đởm, vị, tiểu trường
Câu 6: trong công thức điều trị đau vùng trán, chọn huyệt hợp cốc là :
A. Theo nguyên tắc đặc hiệu @
B. Theo nguyên tắc tại chỗ
C. Theo nguyên tắc nguyên lạc
D. Theo nguyên tắc du mộ
Câu 7: nằm ở đầu trong hai cung lông mày là huyệt :
A. Ty trúc không
B. Bách hội
C. Ấn đường
D. Toán trúc @
Câu 8: không dùng phép cứu để chữa :
A. Tiêu chảy do lạnh
B. Côn trùng cắn
C. Cảm phong nhiệt @
D. Cảm phong Hàn
Câu 9: không phải đặc điểm của huyệt ấn đường :
A. Điều trị viêm xoang trán
B. Điều trị đau đầu vùng trán
C. Là huyệt nằm ngoài đường kinh
D. Nằm ở đầu trong cung lông mày @
Câu 10: có thể dùng phép châm để chữa :
A. Cắt cơn đau quặn thận @
B. Sỏi đường tiết niệu
C. Chấn thương thận kính
D. Viêm đường tiết niệu
Câu 11: nằm ở đường giữa bụng, từ rốn đo lên 4 thốn là huyệt :
A. Quang nguyên
B. Đản trung
C. Trung quản @
D. Khí hải
Câu 12: trong công thức điều trị đau bụng kinh, chọn huyệt trung cực là :
A. Theo nguyên tắc đặc hiệu @
B. Theo nguyên tắc tại chỗ
C. Theo nguyên tắc nguyên lạc
D. Theo nguyên tắc du mộ
Câu 13: không phải đặc điểm của huyệt ủy trung :
A. Vị trí huyệt : điểm giữa bờ trên xương bánh chè @
B. Là huyệt điều trị đặc hiệu cho vùng thắt lưng
C. Điều trị đau thần kinh tọa
D. Nằm trên kinh túc thái dương bàng quang
Câu 14: tận cùng của kinh thủ thái âm phế( ngoài mặt da ) là:
A. Giao điểm khe liên sườn hai và rãnh delta ngực
B. Mé ngoài đầu ngón tay trỏ
C. Mé trong đầu ngón tay cái @
D. Mé trong đầu ngón tay út
Câu 15: vị trí huyệt
A. Huyệt khúc trì là điểm ngoài cùng của nếp gấp khuỷu tay @
B. Huyệt xích Trạch nằm ở chính giữa nếp gấp phía sau lằn chỉ cổ tay
C. Huyệt kiên trinh là điểm ngoài cùng của nếp gấp khuỷu tay
D. Huyệt khúc Trạch nằm ở chính giữa nếp gấp phía trước lằn chỉ cổ tay
Câu 16: ở cẳng chân, kinh túc dương minh vị đi qua :
A. Mặt ngoài cẳng chân @
B. Mặt trong cẳng chân
C. Mặt trước cẳng chân
D. Mặt sau cẳng chân
Câu 17: ở cẳng chân, kinh túc thái dương bàng quang đi qua :
A. Mặt sau cẳng chân @
B. Giữa xương chày và xương mác
C. Mặt trước ngoài xương chày
D. Mặt trong cẳng chân
Câu 18: huyệt lương khâu nằm ở :
A. Điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 1T, đo vào trong 2T
B. Điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 1T, đo ra ngoài 2T
C. Điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 2T, đo ra ngoài 1T @
D. Điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 2T, đo vào trong 1T
Câu 19: có thể dùng phép châm và cứu để chữa :
A. Đau, sưng nề, nóng, đỏ tại khớp
B. Khớp đau và sưng nề
C. Đau khớp ngay sau chấn thương
D. Đau khớp kèm sốt rét run @
Câu 20: nguyên huyệt và lạc huyệt của kinh tâm là:
A. Thần môn - Thông lý @
B. Dương trì - hợp cốc
C. Hợp cốc - thiên lịch
D. Thông lý - nội quan
Câu 21: không phải đặc điểm của huyệt liêm tuyền :
A. Nắm trên mạch đốc @
B. Điều trị nghẹn đặc, sặc lỏng
C. Huyệt nằm ngay gốc cằm - cổ
D. Điều trị nói khó
Câu 22: nếu chọn huyệt theo nguyên tắc nguyên lạc, huyệt được chọn tương ứng vói huyệt hợp cốc là :
A. Nội quan
B. Liệt khuyết @
C. Thông lý
D. Ngoại quan
Câu 23: huyệt nội quan chủ trị chứng:
A. Liệt mặt, méo miệng
B. Đau bụng kinh
C. Đau tức ngực @
D. Đau bụng vùng quanh rốn
Câu 24: không dùng phép châm để chữa :
A. Bệnh van tim @
B. Mất ngủ
C. Hồi hợp đánh trống ngực
D. Cơn tăng huyết áp
Câu 25: qui ước hiện nay về phân đoạn thốn từ giữa cung lông mày đến chân tóc trán:
A. 2 thốn
B. 2,5 thốn
C. 3 thốn @
D. 3,5 thốn
Câu 26: chỉ định lớn nhất của châm cứu là :
A. Chống đau @
B. Chống viêm
C. Chống dị ứng
D. Bệnh lý thực thể
Câu 27: kỹ thuật nào sau đây thuộc phép tả :
A. Mũi kim châm ngược chiều đường kinh @
B. Lưu kim thời gian dài
C. Kích thích yếu
D. Bịt lỗ kim sau khi rút kim
Câu 28: khi châm huyệt ấn đường phải:
A. Châm thẳng, căng da với 1 ngón tay
B. Châm nghiêng
C. Châm nghiêng, căng da
D. Châm nghiêng, véo da @
Câu 29: nằm ở chỗ lõm phía trước nắp bình tai là huyệt :
A. Thính cung @
B. Ế phong
C. Phong trì
D. Thừa tương
Câu 30: đi ở mặt trước chân là đường kinh
A. Tỳ
B. Vị @
C. Can
D. Đởm
Câu 31: kết hợp nguyệt đại lăng - nội quan
A. Theo nguyên tắc nguyên lạc @
B. Theo nguyên tắc du mộ
C. Theo nguyên tắc đặc hiệu
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 32: huyệt có tác dụng chữa liệt mặt
A. Bách hội
B. Dương trì
C. Khúc trì
D. Hợp cốc @
Câu 33: huyệt có thể sử dụng để trị những chứng hồi hợp, hoảng sợ, đánh trống ngực:
A. Túc tam lý
B. Tam âm giao
C. Liệt khuyết
D. Nội quan @
Câu 34: huyệt nào không nằm ở vùng gối:
A. Độc tỵ
B. Túc tam lý
C. Tam âm giao @
D. Dương lăng tuyền
Câu 35: tư thế gấp khuỷu 90 độ, lấy điểm tận cứng phía ngoài, là để xác định huyệt :
A. Xích Trạch
B. Khúc Trạch
C. Khúc trì @
D. Tiểu hải
Câu 36: tuyệt đối không sử dụng châm trên
A. Phụ nữ
B. Trẻ em
C. Người suy kiệt @
D. Mẹ đang cho con bú
Câu 37: nằm ở chỗ hõm phía dưới đáy hợp sọ, giữa cơ thang và cơ ức đòn chũm là huyệt :
A. Liêm tuyền
B. Nghinh hương
C. Địa thương
D. Phong trì @
Câu 38: nằm trên xương ức, ngang với liên sườn 4 đường trung đòn là huyệt:
A. Trung quản
B. Thần khuyết
C. Đản trung @
D. Quan nguyên
Câu 39: nằm ở đầu trong hai cung lông mày là huyệt:
A. Ấn đường
B. Bách hội
C. Toán trúc @
D. Ty trúc không
Câu 40: tận cùng ở đầu ngón tay giữa là đường kinh:
A. Tâm
B. Phế
C. Tâm bào @
D. Tam tiêu
Câu 41: có thể dùng cứu để cấp cứu cho bệnh nhân đang lên cơn tăng huyết áp
A. Đúng
B. Sai @
Câu 42: cảm giác đắc khí bệnh nhân biết được là : đau nhức, tê, tức, nặng, mỏi tại chỗ châm và có thể lan xung quanh.
A. Đúng
B. Sai @
Câu 43: huyệt tam âm giao là huyệt đặc hiệu để điều trị bệnh lý vùng tiết niệu - sinh dục
A. Đúng @
B. Sai
Câu 44: kinh túc thiếu âm thận có tác dụng điều trị các chứng xuất huyết
A. Đúng
B. Sai @
Câu 45 : kinh huyệt là những huyệt nằm trên 12 đường kinh chính và 2 mạch nhâm - đốc
A. Đúng @
B. Sai
Câu 46: thủ thuật châm bổ là : châm xuôi đường kinh, vê kim nhiều, rút kim nhanh và bịt lỗ kim
A. Đúng
B. Sai @
Câu 47: châm cứu là phương pháp điều trị tuyệt đối
A. Đúng
B. Sai @
Câu 48: những đường kinh dương ở trên tay đều xuất phát từ đầu ngón tay
A. Đúng @
B. Sai
Câu 49: châm tả để điều trị trường hợp tà khí hay tác nhân gay bệnh quá mạnh
A. Đúng @
B. Sai
Câu 50: đường kinh bàng quang chạy dọc theo mặt ngoài cẳng chân
A. Đúng
B. Sai @
Câu 51: cứu để điều trị trường hợp bệnh do nhiệt, sức nóng của cơ thể giảm súc
A. Đúng @
B. Sai
Câu 52: phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được chỉ định điều trị bằng chạm cứu
A. Đúng
B. Sai @
Câu 53: huyệt ủy trung là huyệt đặc hiệu để điều trị bệnh lý vùng lưng
A. Đúng @
B. Sai
Câu 54: đầu trong nếp gắp khuỷu tay là huyệt khúc trì
A. Đúng
B. Sai @
Câu 55: từ rốn đo sang 2 bên 2 thốn là huyệt thiên xu
A. Đúng @
B. Sai
Câu 56: châm cứu trong y học cổ truyền là chỉ dùng kim châm vào huyệt
A. Đúng
B. Sai @
Câu 57: huyệt túc tam lý là huyệt đặc hiệu để điều trị bệnh lý vùng bụng trên
A. Đúng @
B. Sai
Câu 58: nằm ở giữa 2 cung mày là huyệt toán trúc
A. Đúng
B. Sai @
Câu 59: kinh thận bắt đầu từ huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân
A. Đúng @
B. Sai
Câu 60: huyệt nội quan là huyệt đặc hiệu để điều trị bệnh lý vùng trước ngực
A. Đúng @
B. Sai
0 nhận xét:
Đăng nhận xét